KINH NGHIỆM KIỂM TRA THANH TRA THUẾ CÔNG TY XÂY DỰNG

KINH NGHIỆM KIỂM TRA THANH TRA THUẾ CÔNG TY XÂY DỰNG

Thanh tra thuế, kiểm tra thuế doanh nghiệp xây dựng, kế toán cần phải làm những gì? Những lưu ý cần nhớ để doanh nghiệp tránh bị phạt các bạn cần đọc kỹ bài viết sau và chuẩn bị hồ sơ trước khi cơ quan thuế gửi quyết định thanh kiểm tra

1. Kiểm toàn bộ hóa đơn nguyên vật liệu, chi phí, in phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập và phiếu xuất kẹp hoá đơn đầu vào và ra:

- Hóa đơn gốc phải kẹp tờ khai (nếu là hoá đơn điện tử thì in bản hoá đơn điện tử ra kẹp cùng).

- Nếu hàng về trước hóa đơn về sau của công trình khi làm phô tô/in hoá đơn ở các tháng thì nhớ ghi chú lại ở sau hóa đơn ngày tháng kê khai thuế và hóa đơn gốc nằm ở tờ khai thuế GTGT tháng/ quý nào? Vì là hóa đơn photo nên có thể ghi chú nhỏ dưới cùng của hóa đơn cho dễ tìm kiếm sau này. Nếu hàng về trước hóa đơn về sau thì phải có phiếu xuất kho hoặc giao hàng của bên Bán để chứng minh còn nếu không có bị loại toàn bộ không chấp nhập chi phí hợp lý.

- In đầy đủ phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập và phiếu xuất nguyên vật kẹp vào chứng từ gốc như hoá đơn, báo giá, bảng kê mua hàng, hợp đồng….

2. Kiểm toàn bộ báo cáo tài chính kỳ kiểm tra

-  In toàn bộ BCTC các năm để sẵn lữu trữ. Nhớ lưu trữ bản lần đầu và các lần nộp đi kèm. Khi kiểm tra thì bản sau cùng mới là bản chính để lấy số liệu kiểm tra sau cùng.

-  Có sai sót sửa đổi gì thì ghi chú ra giấy để giải trình cho những năm có thay đổi số liệu BCTC.

3. Kiểm toàn bộ Sổ Cái các Tài khoản nếu thấy bất thường

- Xuất sổ cái theo năm để khi kiểm sẽ kiểm số liệu tổng nguyên năm. Các tài khoản nào có tính rủi ro cao thì tốt nhất tìm phương án giải trình trước khi kiểm tra chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

4. Chuẩn bị toàn bộ hợp đồng thi công công trình

- Mỗi công trình là một bộ hồ sơ: hợp đồng, nghiệm thu giai đoạn, và nghiệm thu tổng cuối cùng, xác nhận khối lượng...

- Trong mỗi tập hồ sơ có ghi chú tên công trình ngày thi công, kết thúc...để tiện việc tìm kiếm tra cứu.

- Lấy hồ sơ hợp đồng: đóng thùng mỗi công trình 1 tập hoặc quyển hoặc thùng lưu trữ hỏi có ngay ngoài bìa ghi chú rõ ràng lấy xong giải trình xong thì đóng lại nguyên trạng tránh bị lộn xộn.

5. Kiểm toán bộ sổ cái chi tiết tài khoản chi phí tất cả các năm, đặc biệt lưu ý đến hồ sơ thuê tài sản của cá nhân:

- Hợp đồng thuê tài sản của chi phí phát sinh, bảng kê 01/TNDN, Chứng từ thanh toán, kèm CMND/CCCD của người cho thuê, chứng từ chứng nhận quyền sở hữu tài sản (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe ô tô....) với hoạt động cho thuê nhà có doanh thu tính thuế dưới 100tr/năm. Nếu doanh thu trên 100tr/năm thì kèm theo chứng từ nộp thuế của cá nhân cho thuê hoặc chứng từ nộp thuế thay cho cá nhân cho thuê.

- Kiểm tra và loại bỏ các chi phí phát sinh nếu không chứng minh được chi phí đó phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp.

- Đặc biệt lưu ý hàng mua về để cho, biếu, tặng phải xuất hoá đơn mới được ghi nhận vào chi phí hợp lý.

6. Kiểm toàn bộ Tài khoản giá thành (TK154) chi tiết tất cả các năm

- Chi tiết giá thành cho từng công trình thi công. Lãi lỗ từng công trình thi công. Mỗi công trình là bảng tổng hợp hoặc in chung.

- Bảng tổng hợp hợp đồng thi công excel chi tiết từng công trình thi công, thời gian thi công, kết thúc, xuất hóa đơn ngày tháng năm bao nhiêu.

- Kiểm toàn bộ Tài khoản loại 6 tính giá thành 621, 622, 623, 627.

- Lọc sổ cái tài khoản 152 đối chiếu với dự toán. Lọc toàn bộ vật tư xuất ra cho công trình nào từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc để đối chiếu kiểm tra khớp dự toán yêu cầu hay không?

- Căn cứ bảng này sẽ đối chiếu với Bảng tổng hợp nguyên vật liệu của dự toán nếu vượt sẽ bị loại chi phí, nếu thiếu không vấn đề gì.

- Lọc chi phí vật tư của từng giao đoạn thi công, nhân công, sản xuất chung, máy thi công chi tiết.

- Phần vượt sẽ loại toàn bộ giá vốn của phần vượt truy lại thuế TNDN, Phạt chậm nộp 20% và tiền chậm nộp 0.03%/ngày.

7. Đối chiếu nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước

- Các khoản thuế TNDN, GTGT, TNCN, Thuế nhà thầu, TTĐB…

- Đối chiếu kiểm tra lại những kỳ kê khai có thuế Vãng Lai ngoại tỉnh: Nếu là cùng tỉnh có phát sinh thuế vãng lai ở các cấp cùng thị xã đã trừ 2% và kho bạc tại địa phương đó đã chuyển về kho bạc Chi Cục Thuế quản lý thì chỉ được cấn trừ công nợ không được kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh, nếu kê khai thì bị truy lại.

- Hàng kỳ tháng hoặc Quý/ năm liên hệ chi cục thuế quản lý để xin bảng đối chiếu nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước để đối chiếu rà soát kiểm tra.

8. Kiểm tra Chi phí nhân công:

- Phân bổ theo đúng giá trị dự toán: so sánh theo nguyên tắc phù hợp từng công trình đã dự toán.

- Kết hợp với phòng kỹ thuật đối chiếu cập nhật hợp đồng với dự toán và ngày bắt đầu thi công tránh tình trạng ngày hợp đồng thi công khác ngày trên bảng lương chấm công ví dụ hợp đồng ký tháng 8 mà tháng 7 đã chấm công.

- Đầy đủ chữ ký, bảng lương gửi công trường ký tá xác nhận, tránh 1 người ký chữ ký và nét ký quá giống nhau, giống nhau đến mức nhìn thấy ngay 1 người ký

- Tất cả ký tá đầy đủ, văn phòng cũng phải có bảng lương chấm công đầy đủ.

- Nếu ký lương khoán thì phải làm hợp đồng khoán thể hiện đầy đủ công việc và mức lương trả cho Người lao động, khấu trừ thuế TNCN (nếu có) theo đúng quy định.

9. Hóa đơn, hợp đồng mua xe:

- Do mua xe trả góp nên chứng từ thanh toán đều qua ngân hàng: cung cấp chứng từ ngân hàng và hợp đồng, hồ sơ mua xe.

- Chứng từ thanh toán lãi vay hàng kỳ và tiền gốc phải trả.

- Các chứng từ và hồ sơ vay ngân hàng chuẩn bị sẵn thành 1 bộ hồ sơ để giải trình.

10. Kê khai thuế điều chỉnh bổ sung

- Sai kỳ kê khai nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó, phô tô sẵn hóa đơn chứng từ giải trình của KHBS điều chỉnh.

- Ghi sẵn ra giấy lưu tại tờ khai để khi hỏi có giải trình chi tiết luôn.

  Ngoài ra, để được tư vấn về quyết toán thuế TNDN, vui lòng liên hệ: VIET & PARTNERS:

  Số điện thoại: Mr Việt: 097 445 2979 https://zalo.me/0974452979

  Website: https://viet-partners.com/

  Fanpage: https://www.facebook.com/VIETPARTNERS

 

google driver
fanpage facebook
Facebook
0974452979