1. Giao dịch liên kết là gì?
Khoản 1, Điều 5, Nghị định 132 - Các bên có quan hệ liên kết là:
"a) Một bên tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư vào bên kia;
b) Các bên trực tiếp hay gián tiếp cùng chịu sự điều hành, kiểm soát, góp vốn hoặc đầu tư của một bên khác"
2. Các trường hợp người nộp thuế được miễn dịch vụ lập hồ sơ giao dịch liên kết
"Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
- Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
- Người nộp thuế đã ký kết thoả thuận trước về phương pháp xác định giá thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về thoả thuận trước về phương pháp xác định giá. Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng thoả thuận trước về phương pháp xác định giá, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 10 Nghị định này;
- Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần trước lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu, bao gồm các lĩnh vực như sau:
- Phân phối: Từ 5% trở lên;
- Sản xuất: Từ 10% trở lên;
- Gia công: Từ 15% trở lên.
Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định."
3. Các bên có quan hệ liên kết gồm những đối tượng nào?
"Các bên có quan hệ liên kết được quy định cụ thể như sau:
a) Một doanh nghiệp nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia;
b) Cả hai doanh nghiệp đều có ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu do một bên thứ ba nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp;
c) Một doanh nghiệp là cổ đông lớn nhất về vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp kia, nắm giữ trực tiếp hoặc gián tiếp ít nhất 10% tổng số cổ phần của doanh nghiệp kia;
d) Một doanh nghiệp bảo lãnh hoặc cho một doanh nghiệp khác vay vốn dưới bất kỳ hình thức nào (bao gồm cả các khoản vay từ bên thứ ba được đảm bảo từ nguồn tài chính của bên liên kết và các giao dịch tài chính có bản chất tương tự) với điều kiện khoản vốn vay ít nhất bằng 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp đi vay và chiếm trên 50% tổng giá trị các khoản nợ trung và dài hạn của doanh nghiệp đi vay;
đ) Một doanh nghiệp chỉ định thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của một doanh nghiệp khác với điều kiện số lượng các thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định chiếm trên 50% tổng số thành viên ban lãnh đạo điều hành hoặc nắm quyền kiểm soát của doanh nghiệp thứ hai; hoặc một thành viên được doanh nghiệp thứ nhất chỉ định có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thứ hai;
e) Hai doanh nghiệp cùng có trên 50% thành viên ban lãnh đạo hoặc cùng có một thành viên ban lãnh đạo có quyền quyết định các chính sách tài chính hoặc hoạt động kinh doanh được chỉ định bởi một bên thứ ba;
g) Hai doanh nghiệp được điều hành hoặc chịu sự kiểm soát về nhân sự, tài chính và hoạt động kinh doanh bởi các cá nhân thuộc một trong các mối quan hệ vợ, chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu, ông nội, bà nội, cháu nội, ông ngoại, bà ngoại, cháu ngoại, cô, chú, bác, cậu, dì ruột và cháu ruột;
h) Hai cơ sở kinh doanh có mối quan hệ trụ sở chính và cơ sở thường trú hoặc cùng là cơ sở thường trú của tổ chức, cá nhân nước ngoài;
i) Một hoặc nhiều doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một cá nhân thông qua vốn góp của cá nhân này vào doanh nghiệp đó hoặc trực tiếp tham gia điều hành doanh nghiệp;
k) Các trường hợp khác trong đó doanh nghiệp chịu sự điều hành, kiểm soát quyết định trên thực tế đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp kia.
l) Doanh nghiệp có phát sinh các giao dịch nhượng, nhận chuyển nhượng vốn góp ít nhất 25% vốn góp của chủ sở hữu của doanh nghiệp trong kỳ tính thuế; vay, cho vay ít nhất 10% vốn góp của chủ sở hữu tại thời điểm phát sinh giao dịch trong kỳ tính thuế với cá nhân điều hành, kiểm soát doanh nghiệp hoặc với cá nhân thuộc trong một các mối quan hệ theo quy định tại điểm g khoản này."
4. Quy trình dịch vụ hồ sơ giao dịch liên kết: Mẫu số 02: Thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia
Dựa trên các quy định hiện hành của Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn tốt nhất quốc tế, quy trình thực hiện và chuẩn bị tài liệu chuyển giá cho Công ty có giao dịch liên kết và bắt buộc thực hiện Mẫu số 02: Thông tin, tài liệu cần cung cấp tại Hồ sơ quốc gia sẽ hình thành 9 Bước như sau:
• Bước 1. Trình bày về Doanh nghiệp và sản phẩm của Công ty
• Bước 2. Phân tích chức năng
• Bước 3. Phân tích tài chính
• Bước 4. Phân tích rủi ro, tài sản sử dụng và các thông tin khác
• Bước 5. Xác định mối quan hệ, giao dịch giữa các bên liên kết
• Bước 6. Đánh giá các giao dịch với các bên liên kết
• Bước 7. Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
• Bước 8. Áp dụng phương pháp xác định giá đã lựa chọn
• Bước 9. Hoàn thành chuyển giao báo cáo đánh giá
Chúng ta bắt đầu tìm hiểu chi tiết quy trình từng bước để hoàn thành hồ sơ chuyển giá Hồ sơ quốc gia. (Mẫu số 2) như sau:
• Bước 1. Trình bày về Doanh nghiệp và sản phẩm của Công ty
Mục đích bước này là hiểu và trình bày sơ lược về Công ty. Tại bước này chúng tôi sẽ thực hiện gửi Công ty danh sách checklist hồ sơ cần cung cấp như cấu trúc pháp lý, Thông tin về Công ty mẹ và các bên liên kết, liên Doanh, Thông tin pháp lý, Sơ đồ tổ chức, cũng như bản mô tả chiến lược kinh Doanh và sản phẩm sản xuất.
• Bước 2. Phân tích chức năng
Mục đích của phân tích chức năng là mô tả chính xác các hoạt động của Công ty có giao dịch liên kết và mối quan hệ chức năng liên quan đến các giao dịch các bên liên quan đang được xem xét. Phân tích chức năng sẽ là một cơ sở quan trọng để lựa chọn và áp dụng phương pháp định giá chuyển nhượng phù hợp nhất để đánh giá bản chất các giao dịch các bên liên quan của Doanh nghiệp có giao dịch liên kết được xem xét theo Bước 4. Phân tích chức năng sẽ bao gồm:
• Tổng quan về Công ty mẹ, hoạt động trên toàn thế giới và tại Việt Nam;
• Đánh giá mọi hợp đồng hoặc thỏa thuận mà Công ty có giao dịch liên kết có thể đã ký kết với các bên liên quan cùng với bất kỳ chính sách chuyển giá nào có thể tồn tại đối với các giao dịch; và
• Đánh giá về các chức năng thực hiện, chức năng hoạt động, tài sản được sử dụng và rủi ro do Doanh nghiệp có giao dịch liên kết và các bên liên kết đang được xem xét.
Theo kết quả phân tích chức năng, đặc tính rủi ro và chức năng của Công ty có giao dịch liên kết và các bên liên quan sẽ được xác định với trọng tâm là các giao dịch các bên liên quan của Công ty có giao dịch liên kết đang được xem xét.
Đối với mục đích phân tích chức năng, chúng tôi sẽ:
• Chuẩn bị một bảng câu hỏi phân tích chức năng sẽ giải quyết các vấn đề trên;
• Thực hiện phỏng vấn với những người phụ trách Doanh nghiệp có giao dịch liên kết; và
• Ghi lại kết quả từ nghiên cứu và phỏng vấn của chúng tôi để đánh giá Công ty có giao dịch liên kết.
Một bản phân tích chức năng dự thảo sẽ được cung cấp cho Doanh nghiệp có giao dịch liên kết để xem xét lại. Chúng tôi có thể thực hiện đánh giá cuối cùng về dự thảo phân tích chức năng đã được Doanh nghiệp có giao dịch liên kết xem xét và cung cấp cho Công ty nhận xét về các thay đổi có thể được thực hiện hoặc các đề xuất thêm chi tiết. Xin lưu ý, trong phạm vi các nhận xét hoặc đề xuất của chúng tôi được thực hiện, mọi thay đổi đối với phân tích chức năng sẽ là trách nhiệm của Công ty có giao dịch liên kết.
• Bước 3. Phân tích tài chính
Bước này sẽ bao gồm phân tích về lợi nhuận của Doanh nghiệp có giao dịch liên kết và các yếu tố ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận của Công ty có giao dịch liên kết. Việc phân tích tài chính sẽ được thực hiện dựa trên dữ liệu tài chính nội bộ của Doanh nghiệp có giao dịch liên kết. Một trong những mục đích của phân tích tài chính là xác định các yếu tố định giá không chuyển nhượng có ảnh hưởng trọng yếu đến lợi nhuận của Công ty có giao dịch liên kết.
• Bước 4. Phân tích rủi ro, tài sản sử dụng và các thông tin khác
Bước này sẽ liên quan đến phân tích rủi ro và đánh giá tổng thể các rủi ro, phân tích các tài sản mà trí tuệ vô hình mà Công ty đang sử dụng… cũng như thông tin về các thỏa thuận về thuế.
• Bước 5. Xác định mối quan hệ, giao dịch giữa các bên liên kết
Bước này sẽ trình bày các thông tin về sơ đồ giao dịch bên liên kết, các hình thức quan hệ đến phân tích rủi ro và đánh giá tổng thể các rủi ro, phân tích các tài sản mà trí tuệ vô hình mà Công ty đang sử dụng… cũng như thông tin về các thỏa thuận về thuế.
• Bước 6. Đánh giá các giao dịch với các bên liên kết
Bước này sẽ được trình bày thông tin các mối quan hệ về vốn, quan hệ kinh Doanh, các hình thức quan hệ liên kết đồng thời bốc tách chi tiết số liệu giao dịch với các bên liên kết và phân tích sự biến động giữa các năm tài chính. Cũng như phân tích các giao dịch có khả năng là giao dịch liên kết và gửi thư xác nhận với các bên liên kết nhằm đảm bảo số liệu trình bày là chính xác và đầy đủ.
• Bước 7. Lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết
Bước 7 sẽ liên quan đến việc lựa chọn và áp dụng phương pháp định giá chuyển nhượng phù hợp nhất để đánh giá bản chất các giao dịch các bên liên quan của Công ty có giao dịch liên kết đang được xem xét. Phân tích phương pháp xác định giá giao dịch liên kết sẽ bao gồm hai nhiệm vụ liên quan như sau:
Lựa chọn phương thức xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất
Nghị định 132/2020 hướng dẫn năm (5) phương thức so sánh các giao dịch liên kết. Nghị định này yêu cầu biện luận cho việc lựa chọn phương pháp xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất để phân tích và so sánh.
Phạm vi công việc của chúng tôi trong bước này sẽ là lựa chọn và ghi lại phương pháp lựa chọn phương thức xác định giá giao dịch liên kết phù hợp nhất để đánh giá bản chất giao dịch liên kết của Doanh nghiệp có giao dịch liên kết được xem xét theo các quy định về chuyển giá của Việt Nam dựa trên phân tích chức năng.
• Bước 8. Áp dụng phương pháp xác định giá đã lựa chọn
Bản chất của công việc liên quan với bước này phụ thuộc vào các phương thức chuyển giá được chọn. Trong trường hợp không có khả năng so sánh nội bộ đáng tin cậy nào để đánh giá các giao dịch các bên liên quan, thì chúng tôi sẽ đánh giá kết quả tài chính của bên được thử nghiệm (cả Công ty có giao dịch liên kết hoặc bên liên quan) so với kết quả tài chính của các công ty độc lập có thể so sánh được (phân tích điểm chuẩn).
Chúng tôi sẽ tiến hành tìm kiếm cơ sở dữ liệu thương mại có sẵn để chúng tôi xác định các công ty độc lập (ban đầu ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương) được coi là có thể so sánh rộng với bên được thử nghiệm và thiết lập một phạm vi kết quả hoạt động chuẩn cho mục đích so sánh.
• Bước 9. Hoàn thành chuyển giao báo cáo đánh giá
Giả sử kết quả phân tích của chúng tôi cho thấy kết quả được phù hợp với nguyên tắc giao dịch bên liên kết, Chúng tôi sẽ cung cấp cho Công ty có giao dịch liên kết bản thảo báo cáo để xem xét, bao gồm cả kết luận về việc tuân thủ của Doanh nghiệp có giao dịch liên kết.
5. Rủi ro bị cơ quan thuế thanh tra về chuyển giá
Doanh Nghiệp có phát sinh giao dịch liên kết nhưng không nộp Phụ lục tờ khai giao dịch liên kết;
Doanh Nghiệp có giá trị giao dịch liên kết nhưng không kê khai và phát sinh lỗ liên tục;
Doanh nghiệp có ý định chuyển giá các Công ty trong Tập đoàn ở các thiên đường miễn thuế hoặc ở những nước có thuế suất thuế TNDN thấp hơn Việt Nam;
Doanh Nghiệp có giá trị giao dịch liên kết chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu hoặc chi phí có lợi nhuận thấp và lỗ; và
Doanh nghiệp có nhiều giao dịch liên kết như (phí bản quyền, phí quản lý, phí nhượng quyền thương mại, lãi vay có lãi suất cao).
Ngoài ra, để được tư vấn về DỊCH VỤ TƯ VẤN THUẾ, vui lòng liên hệ: VIET & PARTNERS:
- Số điện thoại: Mr Việt: 097 445 2979 https://zalo.me/0974452979
- Website: https://viet-partners.com/
- Fanpage: https://www.facebook.com/VIETPARTNERS
Các bài đăng khác
-
Dịch vụ tư vấn ESG
Tại vòng chung kết chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” năm 2024 (phần
Xem thêm -
DỊCH VỤ THẨM ĐỊNH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
Thẩm định tình hình tài chính là quá trình xem xét, đánh giá tình hình tài
Xem thêm -
Dịch vụ kế toán nội bộ
Dịch vụ kế toán nội bộ thuê ngoài là hoạt động thực hiện nghiệp vụ
Xem thêm -
Dịch vụ kế toán thuê ngoài
Sẽ là khó khăn với doanh nghiệp vừa và nhỏ khi thành lập phải ngay lập
Xem thêm -
Dịch vụ Kiểm toán báo cáo tài chính
Dịch vụ kiểm toán báo cáo tài chính là một dịch vụ từ công ty kiểm toán
Xem thêm -
Dịch vụ kế toán trọn gói tphcm
Dịch vụ kế toán là hay còn gọi là dịch vụ kế toán thuê ngoài là hoạt
Xem thêm -
Bảng giá dịch vụ kế toán thuế
Dịch vụ kế toán thuế là là dịch vụ kế toán thuê ngoài cho tổ chức,
Xem thêm -
Dịch vụ văn phòng ảo Quận 4
Dịch vụ văn phòng ảo là dịch vụ cung cấp cho các doanh nghiệp có thể sử
Xem thêm -
Dịch vụ soát xét tuân thủ về thuế
Dịch vụ soát xét tuân thủ thuế là một loại dịch vụ được cung cấp
Xem thêm -
Dịch vụ kiểm toán
Dịch vụ kiểm toán là quá trình đánh giá và xác minh tính chính xác, độ
Xem thêm -
Dịch vụ thành lập công ty uy tín
Thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam là một quy trình quan trọng và phức tạp,
Xem thêm -
Dịch vụ Giấy phép VPĐD Công ty nước ngoài
Văn phòng đại diện của Công ty nước ngoài tại Việt Nam là một đơn vị
Xem thêm -
Quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính
Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính được kiểm toán viên được chia thành
Xem thêm -
Dịch vụ Kiểm toán Nội bộ
Kiểm toán Nội bộ được coi là hàng rào vững chắc của doanh nghiệp vì
Xem thêm -
Dịch vụ hoàn thuế Giá trị Gia tăng
Các quy định về pháp luật Thuế thường xuyên thay đổi, bổ sung, chính vì
Xem thêm -
Dịch vụ thành lập Công ty có vốn đầu tư nước ngoài
VIET & PARTNERS giúp người nước ngoài có nhu cầu đầu tư tại Việt Nam, người
Xem thêm -
Dịch vụ quyết toán thuế TNDN
Những quy định phức tạp của chính sách thuế hiện hành khiến rủi ro vi
Xem thêm -
Dịch vụ tư vấn thuế
Làm tăng giá trị cổ đông là một khái niệm cơ bản trong các nỗ lực quản
Xem thêm -
Dịch vụ tính Lương và Tư vấn Bảo hiểm
Luật bảo hiểm xã hội thường xuyên điều chỉnh, tình trạng lao động nhảy
Xem thêm -
Dịch vụ Giám đốc Tài chính
Nắm chắc được thực trạng tài chính, quản lý rủi ro và đảm bảo hiệu
Xem thêm -
Dịch vụ Kế toán Trưởng
Ngày nay, nhiều Doanh nghiệp đang đối mặt với vấn đề thay đổi nhân sự
Xem thêm -
Dịch vụ soát xét báo cáo tài chính
Bạn băn khoăn về tính hiệu quả và phương thức tổ chức bộ máy kế toán
Xem thêm -
Dịch vụ Thành lập Doanh nghiệp tại Tphcm
Thành lập doanh nghiệp tại Tphcm là một quy trình quan trọng và phức tạp,
Xem thêm -
Dịch vụ Thiết lập Hệ thống Kiểm soát Nội bộ
Để một doanh nghiệp hoạt động ổn định và phát triển vững mạnh, các
Xem thêm
VIET & PARTNERS