Khi khai trương Nhà hàng hay quán café các Nhà quản lý thường rất đau đầu trong việc quản lý Nhà hàng (Ngành F&B). Quản lý trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng tưởng chừng là một công việc rất đơn giản nhưng thực tế lại đòi hỏi nhiều kiến thức liên quan tới các lĩnh vực ngành nghề khác nhau, từ thương mại cho tới sản xuất và kinh doanh dịch vụ. Do vậy để thực hiện quản lý nhà hàng có hiệu quả và kiểm soát rủi ro thì chắc chắn sẽ có những đặc thù nhất định.
Chúng tôi là đội ngũ kiểm toán viên có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực Nhà hàng và khách sạn đã giúp các khách hàng của mình giải quyết nhiều vấn đề thông qua dịch vụ kiểm toán Nhà hàng, nó giúp khách hàng quản lý rủi ro và cải tiến kết quả kinh doanh, từ đó đạt được mục tiêu kinh doanh một cách hiệu quả nhất.
VIET & PARTNERS gồm những chuyên gia tư vấn và kiểm toán có nền tảng kinh nghiệm ngành F&B sâu sắc, am hiểu chuyên sâu về ngành hàng và các quy định pháp lý Việt Nam và phương pháp kiểm toán tiếp cận quốc tế. Không chỉ tuân thủ các chuẩn mực và thông lệ kiểm toán trong nước và quốc tế, VIET & PARTNERS đề cao việc cải tiến quy trình vận hành và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của ngành F&B. Với hệ thống kiến thức bài bản về ngành F&B, do VIET & PARTNERS thiết lập riêng cho ngành về quy trình kiểm toán ngành hàng F&B dựa trên các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế, các chuyên gia là kiểm toán viên đã đưa ra quy trình kiểm toán cơ bản về ngành F&B như sau:
Quy trình và phạm vi công việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính nhà hàng khách sạn.
Với dịch vụ đề nghị nêu trên, chúng tôi đưa ra phương pháp tiếp cận, các hoạt động thực hiện và kết quả dự kiến được tóm tắt như sau:
1. Kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính nhà hàng khách sạn
Chúng tôi sẽ triển khai thực hiện ngay kế hoạch kiểm toán như được nêu sau đây sau khi chúng tôi được bổ nhiệm là kiểm toán viên của Nhà hàng. Cuộc kiểm toán mà chúng tôi sẽ thực hiện được lên kế hoạch chi tiết cho ngành F&B thông qua các giai đoạn như sau:
1.1 Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính nhà hàng khách sạn
- Xác định mục tiêu, phạm vi, phương thức tiến hành.
- Tiếp xúc và thảo luận kế hoạch với Ban Giám đốc và giới thiệu nhóm tư vấn với Ban Giám đốc.
- Thu thập các thông tin chung về chứng từ, sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Nhà hàng.
- Soát xét sơ bộ hồ sơ kế toán và báo cáo tài chính và hệ thống sổ sách, chứng từ của Nhà hàng.
- Lập kế hoạch kiểm toán báo cáo tài chính tổng thể cho Nhà hàng.
- Lựa chọn nhân viên kiểm toán có chuyên môn thực hiện ngành F&B và phân công công việc trong nhóm kiểm toán.
- Lựa chọn dự thảo chi tiết chương trình kiểm toán theo ngành nghề F&B.
- 1.2. Thu thập thông tin và tìm hiểu hoạt động kinh doanh và xây dựng chiến lược kiểm toán
- Thu thập tất cả hồ sơ, tài liệu cần thiết cho cuộc kiểm toán.
- Thu thập thông tin thực tế ở văn phòng Công ty và các chi nhánh, nơi có liên quan.
- Soát xét và xem xét quy trình hoạt động hệ thống kiểm soát nội bộ và hệ thống kế toán của Nhà hàng, bao gồm:
- - Mục tiêu định hướng, chiến lược của Ban Giám đốc.
- - Đánh giá cơ cấu sơ đồ tổ chức và quản lý của Nhà hàng và định biên nhân sự cho từng Nhà hàng.
- - Đánh giá môi trường kiểm soát nội bộ của nhà hàng qua việc tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp.
- - Thu thập các chính sách quản lý tài chính, quy trình quản lý nhà hàng như quản lý nhân sự, quản lý VSANTP, đánh giá thủ tục vận hành của phần mềm hệ thống nhà hàng.
- 1.3 Thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính
- Tìm hiểu, thu thập, kiểm tra và đánh giá các thủ tục mua hàng, thủ tục thanh toán, cam kết và chính sách mua trả chậm của Nhà hàng.
- Tìm hiểu, thu thập, kiểm tra và đánh giá các quy trình thủ tục nhập, xuất và quản lý hàng tồn nguyên vật liệu, hàng hóa của Nhà hàng tại bộ phận kho tại Nhà hàng.
- Kiểm tra giá trị, tính hiện hữu hàng tồn kho, phương pháp quản lý hàng tồn kho của nhà hàng thông qua thủ tục kiểm kê
- Kiểm tra và đánh giá phương pháp áp dụng để tính giá thành sản phẩm cho ngành hàng F&B.
- Chọn mẫu món ăn phổ biến và bán chạy nhất và kiểm tra, đánh giá các định mức nguyên vật liệu cấu thành các món ăn có phù hợp với ngành hàng F&B.
- Kiểm tra và đánh giá các thủ tục mua sắm thiết bị, nghiệm thu và thanh toán cho các công trình xây dựng của Nhà hàng.
- Kiểm tra và đánh giá các chính sách ghi nhận doanh thu và thu tiền của Nhà hàng qua việc quản lý nhà hàng.
- Kiểm tra và đánh giá cơ cấu giá vốn tương ứng doanh thu có phù hợp ngành hàng F&B.
- Kiểm tra và đánh giá hệ thống luân chuyển chứng từ và thông tin trong toàn Công ty đặc biệt là các thông tin tài chính.
- Kiểm tra hệ thống kế toán và lập báo cáo tài chính
- Soát xét việc ghi chép kế toán và sổ sách kế toán của Nhà hàng;
- Kiểm tra đối chiếu chứng từ gốc và các định khoản có đúng quy định;
- Tư vấn trong việc thu thập chứng từ gốc nhằm đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ;
- Hỗ trợ Công ty hoàn thiện lại hệ thống sổ sách kế toán theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam, Hệ thống Kế toán Việt Nam và các quy định hiện hành khác về kế toán và thuế tại Việt Nam;
- Tư vấn bất cứ lúc nào trong việc xử lý và hạch toán các nghiệp vụ kế toán phức tạp khi Công ty yêu cầu.
- Kiểm tra báo cáo tài chính của Công ty và kế hoạch thực hiện hàng năm đã được Ban Giám đốc phê duyệt. Khi thực hiện tư vấn, chúng tôi bắt đầu bằng việc đánh giá báo cáo tài chính của Công ty và các thủ tục kiểm soát quan trọng khác đối với các giao dịch và số dư quan trọng có rủi ro được đánh giá là cao như:
- Soát xét kiểm soát đối với hàng xuất, nhập kho, các khoản phải thu khách hàng, phải trả cho người bán và ghi nhận doanh thu, ghi nhận giá thành và giá vốn;
- Soát xét tính đánh giá và hiện hữu của số dư hàng tồn kho và phương pháp quản lý hàng tồn kho;
- Kiểm tra tính tuân thủ hệ thống kế toán của Công ty với Luật doanh nghiệp, luật thuế và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Nhà hàng;
- Hỗ trợ lập Báo cáo tài chính của Nhà hàng cho năm tài chính kết thúc cho các năm tài chính phù hợp với Chuẩn mực Kế toán và luật thuế Việt Nam;
- Xác định và phân loại nguồn vốn hình thành: Nguồn vốn bổ sung và nguồn vốn vay.
- Xác nhận số dư các tài khoản tại các Ngân hàng, các khoản đầu tư, xác nhận công nợ phải thu, phải trả tại ngày kết thúc niên độ.
- Tiến hành quan sát kiểm kê tiền mặt, nguyên vật liệu, hàng hóa và công cụ dụng cụ và các tài sản cố định đảm bảo tính hiện hữu tại ngày kết thúc niên độ.
- Kiểm tra việc ghi nhận các tài sản cố định chủ yếu của Công ty và của từng bộ phận tại thời điểm cuối niên độ kế toán.
- Phân tích một số chỉ tiêu chủ yếu liên quan đến tình hình tài sản, tỷ suất lợi nhuận, khả năng thanh toán thông qua việc đánh giá tình hình công nợ phải thu, phải trả.
- Thực hiện một số các thủ tục kiểm toán hoặc thay thế khác mà chúng tôi xét thấy cần thiết trong từng trường hợp.
- 1.4. Lập báo cáo và trình bày kết quả thực hiện kiểm toán cho Nhà hàng
- Trao đổi với Ban Giám đốc Nhà hàng về các dự thảo.
- Hoàn thiện Báo cáo kiểm toán và phát hành chính thức.
- Tổng hợp kết quả và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm toán.
- Đề xuất giải pháp, thiết lập các phương án điều chỉnh sổ sách kế toán và báo cáo tài chính, nộp điều chỉnh cho cơ quan chức năng.
- Chuẩn bị dự thảo Báo cáo tài chính sau kiểm toán và Thư quản lý về các vấn đề trọng yếu mà chúng tôi phát hiện trong quá trình kiểm toán để Nhà hàng cải thiện.
- Gửi Báo cáo tài chính sau kiểm toán và Thư quản lý dự thảo cho Ban Giám đốc sau khi hoàn thành kiểm toán chi tiết.
- Thảo luận kết quả kiểm toán và các phát hiện khác với Ban Giám đốc.
- Hoàn chỉnh và phát hành chính thức Báo cáo tài chính sau kiểm toán và Thư quản lý.
- Thảo luận và tư vấn cho Ban Giám đốc Công ty những vấn đề được quan tâm.
Ngoài ra, để được tư vấn về dịch vụ kiểm toán uy tín và chất lượng, vui lòng liên hệ: Số điện thoại: Mr Việt: 097 445 2979. https://zalo.me/0974452979
Website:kiểm toán báo cáo tài chính
Các bài đăng khác
-
Thủ tục hoàn thuế dự án đầu tư mới nhất
Quyết định này thay mới thủ tục hoàn thuế GTGT đối với dự án đầu
Xem thêm -
CÁCH CÀI ĐẶT VÀ CẬP NHẬT HTKK 5.2.2 từ HTKK 5.2.1
Khi doanh nghiệp áp dụng Phụ lục giảm thuế GTGT 2% theo Nghị quyết 142 và
Xem thêm -
Các chi phí tiền lương không được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ
Điều 4 TT96/2015 quy định: Chi lương, tiền công và khoản phải trả khác (gọi
Xem thêm -
Thu nhập được miễn thuế TNDN
Điều 8 Thông tư 66/VBHN-BTC 19.12.2019 quy định 12 loại Thu nhập được miễn
Xem thêm -
Chi phí marketing trả cho facebook, google làm thế nào để ghi nhận chi phí hợp lý hợp lệ?
Chi phí marketing trả cho facebook, google làm thế nào để ghi nhận chi phí hợp
Xem thêm -
Các thủ thuật tiết kiệm thuế từ chi phí thuê từ cá nhân
Các thủ thuật tiết kiệm thuế từ chi phí thuê từ cá nhân
Xem thêm -
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại HCM
Quy trình thành lập doanh nghiệp tại HCM
Xem thêm -
Các thủ tục sau khi nhận Giấy phép kinh doanh và con dấu
Quy trình để Công ty có thể hoạt động sau khi có nhận Giấy Phép Kinh Doanh
Xem thêm -
Các lưu ý khi bị Thanh tra, Kiểm tra thuế
Khi thanh kiểm tra phải có quyết định thanh kiểm tra của Cơ quan Thuế có
Xem thêm -
Các lưu ý kê khai và khấu trừ Thuế TNCN từ Tiền lương năm 2023
“Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế đối với thu nhập từ tiền
Xem thêm -
Xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản phụ cấp tiền thuê nhà
Tổng cục Thuế nhận được Công văn số ROV-1100 đề ngày 11/05/2017 của Văn
Xem thêm -
Tình tiết giảm nhẹ trong vi phạm hành chính là gì?
Trong các mức phạt vi phạm hành chính về thuế, nếu hành vi vi phạm có tình
Xem thêm -
Chi phí nghỉ mát cho nhân viên có được ghi nhận chi phí được trừ không?
Thời điểm này là thời điểm mà rất nhiều đơn vị doanh nghiệp tổ chức
Xem thêm -
Thời điểm phải lập hóa đơn đối với khoản tiền nhận đặt cọc hoặc tạm ứng
Doanh nghiệp thường nhận được các khoản tiền đặt cọc, tạm ứng thì
Xem thêm -
Kê khai và quyết toán thuế TNCN từ trúng thưởng
- Tổ chức, cá nhân trả thu nhập khấu trừ thuế đối với thu nhập từ
Xem thêm -
Điều kiện áp dụng phương pháp khấu trừ đối với Doanh nghiệp mới thành lập
Đối với doanh nghiệp mới thành lập thì cần những chứng từ gì để được
Xem thêm -
Thủ tục Sáp nhập Doanh nghiệp (M&A)
Bước cuối cùng sau khi các bên thỏa thuận, ký kết thành công hợp đồng
Xem thêm -
45 khoản phụ cấp không chịu thuế TNCN và cơ sở pháp lý
Xin giới thiệu với các bạn bạn danh sách 45 khoản phụ cấp, trợ cấp của
Xem thêm -
Điều kiện để chi phí lãi vay hợp lý hợp lệ
Điều kiện để chi phí lãi vay được tính vào chi phí hợp lý khi
Xem thêm -
Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có phải nộp thuế môn bài, BCTC, Quyết toán thuế
Sắp tới mùa quyết toán và nộp báo cáo năm. Các doanh nghiệp tạm dừng kinh
Xem thêm -
Hướng dẫn kê khai phụ lục giảm thuế GTGT 2% trên HTKK 5.2.2 theo Nghị quyết 142/2024 và Nghị định 72
Việc thực hiện kê khai tờ khai thuế GTGT theo phụ lục giảm thuế GTGT 2%
Xem thêm
VIET & PARTNERS